Chỉ cách đây ít ngày món trà chanh giã tay vẫn còn là trào lưu mới khiến cho giới trẻ phải xếp hàng chờ mua bởi hương vị thơm lạ. Thế nhưng chưa kịp hạ nhiệt thì một trào lưu mới khác lại xuất hiện, đó là trà sữa Vân Nam hay là mì tôm thanh long. Có cầu ắt có cung, nhiều chủ cửa hàng cũng phải cập nhật để phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
” So với cái thời điểm cao điểm thì là không thể đông bằng được nhưng nhà chị bây giờ một ngày cũng phải 200 cốc. Cái gì Hot thì mình phải uppdate. Như bây giờ sang mua đông rồi trà chanh giảm nhiệt thì mình lại chuyển sang trà sữa nướn”. Chị N chủ quán nước chia sẻ.
Chạy theo xu hướng để kinh doanh, nhưng không phải ông bà chủ nào cũng an toàn qua cơn bão xu hướng của ngành F&B. Bánh đồng xu thoái trào chỉ sau một tháng lên ngôi vương trong khi vài tuần trước người ta còn xếp hàng dài cả km. Bán cỡ ngàn cái bánh mỗi ngày thời đang sốt bánh đồng xu thế nên tiền đầu tư vào máy móc cỡ vài ngày đã thu hồi vốn.
” Lúc mới đầu em bắt đầu bán ngày nhiều nhất được khoảng 2000 cái/ ngày, em đánh cớ hơn 50kg bột. Thời điểm hiện tại nếu như ngày mưa em bán còn khoảng 600-800 cái / ngày”. Chị A chia sẻ.
Bỏ ra số tiền 15 triệu đồng bằng việc tích góp ít ỏi và vay mượn để đầu tư 2 quầy bán cafe muối khi xu hướng cafe muối còn nổi rần rần trên các mặt phố. Anh Đinh Văn Quang chỉ còn cách bây giờ trông chờ vào may mắn ” Giảm đi tầm khoảng một nửa đến 60%. Giờ chỉ còn 20-30 cốc, ế lắm thì chỉ còn 10 cốc em không bán được em dọn về. Đầu tư ra kinh doanh này em thấy cũng khá là buồn. Đấy là một bài học kinh nghiệm cho em không theo các Trend như trà chanh, trà sữa nướng nữa nữa ạ”.
Còn với anh Minh Tân, bỏ tiền tỉ mua nhượng quyền nhưng giờ phải cân đối từng chi phí nhỏ nhất để có lãi – thứ còn lại khi xu hướng thoái trào chỉ còn là những chiếc bàn trống. ” Giảm một số phần về nước, điện, nhân viên. Khi mà trừ đi các chi phí mình vẫn lãi được 30 triệu. Nhưng mà 30 triệu đấy nhưng với số tiền mình bỏ ra 1 tỷ 200 triệu thì thời gian hồi vốn sẽ là khá lâu”.
” Sau rất nhiều người thành công rồi bạn mới bắt chiếc thì lúc đó cái trào lưu nó thoái trào rồi. Nếu chúng ta không có nhanh nhạy, không có thích ứng, chúng ta không bắt kịp được thì lúc nào chúng ta cũng chỉ đi theo đuôi và có thể cái điều đấy dẫn đến cái việc là các bạn sẽ tổn hại không chỉ về cả mặt kinh tế đâu mà còn có cả về mặt tinh thần nữa”
Tạo ra những thứ mới lạ có phần độc đáo nhưng để kinh doanh bền vững lại là một thách thức lớn đối với những người buôn bán ngành F&B khi trào lưu sớm nở rộ nhưng cũng nhanh chóng lụi tàn
Nguồn: VTV